HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

So sánh cách tính Thuế Doanh Nghiệp & Thuế Hộ Kinh doanh

Hoc ke toan o thanh hoa

Bài viết sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu và so sánh cách tính thuế doanh nghiệp và thuế hộ kinh doanh nhé!

I. Cách tính thuế doanh nghiệp và thuế khoán hộ kinh doanh

  1. Cách tính thuế doanh nghiệp

Về cơ bản, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp bao gồm:

  • Thuế môn bài (lệ phí môn bài);
  • Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT);
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN);
  • Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN).

1.1. Thuế môn bài

Thuế môn bài của doanh nghiệp sẽ được đóng theo vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập công ty. Theo đó, tùy vào mức vốn mà doanh nghiệp tự xác định số tiền thuế môn bài cần phải đóng cho mỗi năm. Cụ thể:

Học kế toán ở thanh hóa
Vốn điều lệ/vốn góp kinh doanh của doanh nghiệp Mức lệ phí môn bài cần nộp
Vốn điều lệ/vốn góp kinh doanh của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống. 2.000.000 đồng/năm
Vốn điều lệ/vốn góp kinh doanh của doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng. 3.000.000 đồng/năm

1.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

➤ Trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu:

Công thức tính thuế GTGT phải nộp:

Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Dưới đây là thông tin về thuế suất thuế GTGT áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi kê khai theo phương pháp trực tiếp:

STT

Danh mục áp dụng cho ngành nghề kinh doanh

Tỷ lệ % áp dụng tính thuế GTGT
1 Kinh doanh phân phối và cung cấp hàng hóa. 1%
2 Kinh doanh dịch vụ, xây dựng chưa bao thầu nguyên vật liệu. 5%
3 Kinh doanh sản xuất, vận tải, các dịch vụ bao gồm hàng hóa, xây dựng đã bao gồm bao thầu nguyên vật liệu. 3%
4 Các hoạt động kinh doanh khác. 2%

➤ Trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ:

Công thức tính thuế GTGT phải nộp:

Tiền thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra x Thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ)

1.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Trong năm, doanh nghiệp có phát sinh thu nhập thì thuế TNDN sẽ được tính trên khoản lợi nhuận sau khi đã trừ các chi phí phát sinh trong năm. Cụ thể như sau:

Tiền thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận x Thuế suất

Trong đó, lợi nhuận (phần thu nhập tính thuế TNDN) được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế TNDN = Doanh thu kinh doanh Giá vốn kinh doanh Chi phí kinh doanh

1.4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Là loại thuế mà doanh nghiệp cần nộp thay cho người lao động khi họ làm việc tại công ty và có phát sinh thuế phải nộp.

Công thức tính thuế TNCN trong trường hợp này:

Tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN = Tổng thu nhập Các khoản giảm trừ Bảo hiểm bắt buộc

Các khoản giảm trừ và bảo hiểm bắt buộc của cá nhân thường bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh bản thân và người phụ thuộc:

Bản thân: 11 triệu đồng/người/tháng;

Người phụ thuộc: 4.4 triệu đồng/người/tháng.

  • Bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
  1. Cách tính thuế khoán hộ kinh doanh phải nộp

Hộ kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch từ hoạt động sản xuất kinh doanh ít hơn hoặc bằng 100 triệu đồng sẽ được miễn nộp thuế môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN.

Ngược lại, hộ kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều hơn 100 triệu đồng thì bắt buộc phải nộp đủ 3 loại thuế: lệ phí môn bài, thuế GTGT và thuế TNCN.

Học kế toán ở thanh hóa Bài viết sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu và so sánh cách tính thuế doanh nghiệp và thuế hộ kinh doanh nhé!
Học kế toán tại thanh hóa

Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh được quy định như sau:

2.1. Thuế môn bài của hộ kinh doanh

Mức thuế môn bài phải nộp trong một năm của HKD được xác định căn cứ vào doanh thu mỗi năm của hộ. Cụ thể:

Doanh thu mỗi năm Mức thuế môn bài một năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm 1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

2.2. Thuế GTGT và TNCN của hộ kinh doanh

Dưới đây là công thức xác định thuế GTGT và thuế TNCN hộ kinh doanh phải nộp:

Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % GTGT

 

Tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % TNCN

Lưu ý:

Tùy thuộc nhóm ngành nghề hoạt động kinh doanh cụ thể của hộ kinh doanh là gì mà quy định về tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN sẽ khác nhau, bạn có thể tra cứu thông tin chi tiết tại Phụ lục I Thông tư 40/2021/TT-BTC.

II. Ưu, nhược điểm của mô hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh

  1. Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp

➤ Ưu điểm của doanh nghiệp:

  • Có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân);
  • Có con dấu pháp nhân;
  • Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
  • Được mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại các địa chỉ khác nhau;
  • Một cá nhân có thể thành lập nhiều doanh nghiệp;
  • Được quyền tự quyết định về:

Số lượng hóa đơn xuất ra;

Hình thức hóa đơn sử dụng;

Chủ động trong việc xuất hóa đơn cho khách hàng.

  • Không bị giới hạn về số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh và được xuất hóa đơn cho tất cả ngành nghề đã đăng ký kinh doanh;
  • Không bị hạn chế về số lượng lao động.

➤ Nhược điểm của doanh nghiệp:

  • Phải lập sổ sách kế toán và báo cáo thuế hàng tháng hoặc hàng quý;
  • Thủ tục thành lập công ty phức tạp khi cần phải chuẩn bị nhiều hồ sơ công ty (điều lệ);
  • Quản lý dựa trên điều lệ vì có nhiều thành viên nên cần thống nhất ý kiến của các thành viên;
  • Phải đóng mức thuế môn bài cao hơn và phải có tài khoản công ty riêng.
  1. Ưu, nhược điểm của hộ kinh doanh

➤ Ưu điểm của hộ kinh doanh:

  • Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản;
  • Không phải kê khai báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý;
  • Chế độ về chứng từ, sổ sách kế toán khá đơn giản;
  • Quy mô nhỏ, rất phù hợp cho cá nhân kinh doanh;
  • Được áp dụng thuế khoán đối với thuế phải nộp;
  • Mức thuế môn bài phải nộp mỗi năm dao động từ 300.000 – 1.000.000 đồng.

➤ Nhược điểm của hộ kinh doanh:

  • Mỗi hộ kinh doanh chỉ được có tối đa 10 lao động;
  • Không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác;
  • Không có tư cách pháp nhân và con dấu pháp nhân;
  • Chủ hộ cần chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của HKD;
  • Khi phát sinh cần xuất hóa đơn, HKD phải liên hệ cơ quan thuế để mua hóa đơn. Số lượng hóa đơn được phép mua bị hạn chế.

Trên đây là bài viết So sánh cách tính Thuế Doanh Nghiệp & Thuế Hộ Kinh doanh, kế toán ATC chúc các bạn thành thạo nghiệp vụ nhé!

Học kế toán ở thanh hóa Bài viết sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu và so sánh cách tính thuế doanh nghiệp và thuế hộ kinh doanh nhé!
Hoc ke toan o thanh hoa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

 ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Hoc ke toan o thanh hoa Bài viết sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu và so sánh cách tính thuế doanh nghiệp và thuế hộ kinh doanh nhé!
Hoc ke toan tai thanh hoa

Trung tam dao tao ke toan tong hop o Thanh Hoa

Noi hoc ke toan tot nhat o Thanh Hoa

 

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

Đào tạo kế toán ,tin học văn phòng ở Thanh Hóa, Trung tâm dạy kế toán ở Thanh Hóa, Lớp dạy kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán thuế tại Thanh Hóa, Học kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán ở Thanh Hóa.

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).

0961.815.368 0948.815.368 Chat Facebook Chat Zalo