Học kế toán tại thanh hóa
Phân biệt chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn như thế nào? Và cách hạch toán loại chi phí này ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết sau nhé!
-
Khái niệm
Chi phí trả trước là khoản chi đã phát sinh trong một kỳ nhưng lại phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ sau đó.
Vì vậy, nó có các đặc điểm sau:
- Là tài khoản thuộc Tài sản doanh nghiệp, vì bản chất là doanh nghiệp chưa sử dụng khoản chi này mà mới thanh toán trước
- Có liên quan đến nhiều kỳ kế toán
- Định kỳ, doanh nghiệp phân bổ từ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ đó để đảm bảo nguyên tắc ghi nhận chi phí.

-
Chi phí trả trước bao gồm những khoản nào?
Các khoản chi phí trả trước bao gồm:
– Tiền thuê trả trước để thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.
– Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động (phân bổ tối đa không quá 3 năm)
– Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,…) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;
– Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;
– Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành;
– Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;
– Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động
– Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;
-
Phân loại
Dựa trên thời gian trả trước mà chi phí này được phân loại thành nhóm ngắn hạn và dài hạn.
Cách phân loại như sau:
3.1 Chi phí trả trước ngắn hạn
Chi phí trả trước ngắn hạn là số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước.
Chi phí này được theo dõi tại mã số 151 của bảng cân đối kế toán.

3.2 Chi phí trả trước dài hạn
Chi phí trả trước dài hạn là số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạn trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước;
Ngoài ra, lợi thế thương mại và lợi thế kinh doanh còn chưa phân bổ vào chi phí tại thời điểm báo cáo thì cũng được coi là CP trả trước dài hạn.
CP trả trước dài hạn được báo cáo tại Mã số 261 của bảng cân đối kế toán.
Lưu ý: Doanh nghiệp không phải tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành loại ngắn hạn.
-
Nguyên tắc ghi nhận
Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước như sau:
- Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ phải dựa trên tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý.
- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết từng khoản CP trả trước theo từng kỳ hạn, tình trạng phân bổ và số còn lại.
- Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch).
-
Cách hạch toán chi phí trả trước
- Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước, kế toán ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 153, 331, 334, 338,…
-
Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 635, 641, 642
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách phân biệt chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

đào tạo kế toán thực tế tại thanh hóa
dao tao ke toạn thuc te tai thanh hoa
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Đào tạo kế toán ,tin học văn phòng ở Thanh Hóa, Trung tâm dạy kế toán ở Thanh Hóa, Lớp dạy kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán thuế tại Thanh Hóa, Học kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán ở Thanh Hóa.
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Mách bạn cách giúp tăng tốc độ máy in.
Hoc tin hoc van phong o Thanh Hoa Bài viết sau đây tin học ATC
Trích khấu hao tài sản cố định khi chưa phát sinh doanh thu
Lop ke toan o Thanh Hóa Hôm nay trung tâm đào tạo kế toán- tin
Có nên cho mượn tài khoản ngân hàng để nhận và rút tiền hộ?
Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa Hôm nay trung tâm đào tạo kế toán-
Lop ke toan o Thanh Hóa
Lop ke toan o Thanh Hóa Con đường ngắn nhất để trở thành một kế
6 Nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp bạn cần biết
Hoc ke toan thue o Thanh Hoa Cùng theo dõi trang của ATC để thường
Hướng dẫn tạo checkbox (ô đánh dấu) trong Word đơn giản ai cũng làm được
Trung tam tin hoc tai thanh hoa Muốn tạo check box vào word bạn hãy
Hướng dẫn cách khắc phục file CSV bị lỗi font khi mở trong Excel
Học tin học tại thanh hóa Khi mở file CSV bạn thường gặp lỗi hiển
Muốn đọc hiểu Báo cáo tài chính dễ hay khó
Nơi dạy kế toán ở Thanh Hóa ATC có các lớp học kế toán tổng