HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

Cách xử lý mua hàng không có hóa đơn GTGT theo thông tư mới nhất

Trung tam ke toan tai thanh hoa

Theo thông tư mới nhất thì hóa đơn mau hàng không có hóa đơn GTGT thì xử lý như thế nào?

Bài viết sau đây sẽ trả lời thắc mắc đó của các bạn nhé!

  1. Các trường hợp được chấp nhận mua hàng không có hóa đơn GTGT

Tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.4 Thông tư 78/2014/TT-BTC và  Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

sửa đổi bổ sung có quy định về các khoản chi phí không được trừ khi mua các mặt hàng hóa

không có hóa đơn (được phép lập bảng kê) như sau:

  • Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
  • Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa

hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

  • Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
  • Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

……………..

Trung tam ke toan tai thanh hoa Theo thông tư mới nhất thì hóa đơn mau hàng không có hóa đơn GTGT thì xử lý như thế nào?Bài viết sau đây
Trung tam ke toan tai thanh hoa

Đây là những trường hợp khi mua hàng không cần hóa đơn GTGT. Tuy nhiên, để đưa các chi phí

này vào chi phí hợp lý, được cơ quan Thuế chấp nhận, doanh nghiệp cần phải có bộ hồ sơ thanh

toán đầy đủ các chứng từ sau:

  • Hợp đồng mua bán
  • Chứng minh thư bên bán
  • Giấy đề nghị thanh toán
  • Giấy báo nợnếu thanh toán qua ngân hàng
  • Phiếu chinếu thanh toán bằng tiền mặt
  • Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vàokhông có hóa đơn GTGT theo mẫu 01/TNDN (được ban hành kèm theo TT 78/2014/TT-BTC). Bảng kê này phải do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm và ký tên vào bảng kê.
  1. Các trường hợp thực tế hay gặp và cách xử lý theo thông tư mới nhất.

Trường hợp 1: Chi phí thuê xe vận chuyển, chi phí bốc dỡ như xe ôm,

xe ba gác của cá nhân không có hóa đơn GTGT

Thực tế, khoản chi phí này không được coi là chi phí không cần hóa đơn GTGT như quy định bên trên.

Do đó, các bạn khéo léo biến chi phí này từ chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành chi phí nhân công bằng thủ thuật sau:

*Đối với chi phí thuê vận chuyển, bốc dỡ có giá trị nhỏ hơn 2 triệu đồng/lần hoặc tháng:

Bước 1: Ký hợp đồng lao động thời vụ 3 tháng, kèm theo chứng minh thư của người cung cấp dịch vụ.

Học kế toán thuế ở Thanh Hóa Theo thông tư mới nhất thì hóa đơn mau hàng không có hóa đơn GTGT thì xử lý như thế nào?Bài viết sau đây sẽ trả
Học kế toán thuế ở Thanh Hóa

Bước 2: Thanh toán chi phí cho họ thông qua thanh toán tiền lương. Tiền lương của họ sẽ được

đưa vào bảng lương của doanh nghiệp. Thông tin của người lao động này sẽ nằm ở mục lao động thời vụ.

Bước 3: Chi trả lương cho người lao động này, lấy chữ ký của họ trên bảng thanh toán lương.

*Đối với chi phí thuê vận chuyển, bốc dỡ có giá trị lớn hơn 2 triệu đồng/lần hoặc tháng:

Khoản thu nhập này của người vận chuyển, bốc dỡ theo quy định phải nộp Thuế TNCN, do vậy,

để vừa có thể tính chi phí hợp lý cho doanh nghiệp, vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN

của cá nhân cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, các bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1, bước 2, bước 3: Thực hiện như trường hợp trên

Bước 4: Khấu trừ thuế TNCN 10%, phần còn lại chi trả cho người cung cấp dịch vụ

vận chuyển, bốc dỡ. Sau đó cung cấp cho họ bản chứng từ khấu trừ thuế TNCN để

họ thực hiện quyết toán Thuế về sau.

Lưu ý: Chứng từ khấu trừ Thuế này, doanh nghiệp có thể đăng ký đặt in hoặc mua của cơ quan Thuế.

Hoặc: không khấu trừ thuế TNCN 10%, chi trả cho họ 100% chi phí vận chuyển, bốc dỡ.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải làm MST cho họ, và yêu cầu họ làm cam kết

tổng thu nhập trong năm không nằm trong diện thu nhập phải nộp thuế TNCN (cam kết 23).

Trong trường hợp này, kinh nghiệm là các bạn nên khấu trừ 10% thuế TNCN của người cung cấp dịch vụ.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp thuê xe ô tô, hoặc máy ủi, máy xúc…

của cá nhân (có giá trị lớn)

Chi phí vận chuyển này cũng không được quy định trong thông tư 78 trên, nên các bạn có thể

chuyển sang ký hợp đồng khoán việc với cá nhân cho thuê.

Hồ sơ gồm:

  • Hợp đồng giao khoán
  • Biên bản nghiệm thu công việc
  • Chứng minh thư pho tô của cá nhân cho thuê
  • Chứng từ thanh toán: Giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (thanh toán bằng tiền mặt)

hoặc giấy báo nợ (thanh toán chuyển khoản).

Các bạn ghi nhớ nếu giá trị thanh toán lớn hơn 20 triệu thì phải thanh toán qua chuyển

khoản từ tài khoản đăng ký với cơ quan thuế của doanh nghiệp đến tài khoản của cá nhân

người cung cấp dịch vụ.

  • Hoá đơn bán lẻ của cơ quan thuế cấp (Cụ thể: Cá nhân cho thuê xe sẽ phải mang những

giấy tờ sau để lên cơ quan thuế để nộp thuế: Hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu hoàn

thành công việc, chứng từ thanh toán, CMT photo. Sau khi nộp thuế xong cơ quan thuế sẽ cấp

cho 1 hoá đơn bán lẻ để đưa cho DN)

Trường hợp 3: Doanh nghiệp thuê nhà, cửa hàng của cá nhân có giá

nhỏ hơn 100 triệu/năm, hoặc 8,4 triệu/tháng

Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định:

“Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế

TNCN và nộp thuế môn bài theo thông báo của cơ quan thuế.

– Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm

thu được từ 100 triệu trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ

8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế

không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”

Như vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp không có hóa đơn GTGT đầu vào. Để được

chấp nhận chi phí, doanh nghiệp cần có bộ hồ sơ thanh toán đầy đủ như sau:

  • Hợp đồng thuê nhà
  • Chứng minh thư photo của chủ nhà
  • Chứng từ thanh toán: giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (nếu thanh toán bằng tiền mặt),

giấy báo nợ của ngân hàng (nếu thanh toán qua chuyển khoản). Lưu ý: Đối với khoản tiền thuê

nhà từ 20 triệu trở lên, doanh nghiệp phải chuyển khoản thanh toán cho chủ nhà từ tài khoản

của doanh nghiệp (tài khoản đăng ký với cơ quan Thuế) đến tài khoản cá nhân của chủ nhà

thì khoản chi phí này mới được tính là hợp lệ khi khấu trừ Thuế.

  • Biên bản bàn giao nhà nếu có.
  • Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo

Thông tư số 78/2014/TT-BTC). (Bảng kê này sẽ lưu tại DN để sau này giải trình).

Trường hợp 4: Chi phí quảng cáo trên mạng của một số trang quảng

cáo trong và ngòai nước với hình thức thanh tóan bằng thẻ ngân hàng

không có hóa đơn GTGT.

Về nguyên tắc, các khoản chi của doanh nghiệp cho hoạt động quảng cáo trên các trang mạng

xã hội (ví dụ yahoo, facebook, google,…) hoặc các nhà mạng trong và ngoài nước sẽ được

tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chiụ thuế TNDN, nếu các hoạt động quảng cáo

này phục vụ hoạt động SXKD của DN và có đầy đủ chứng từ hoặc hoá đơn hợp pháp, hợp lệ.

Có 2 tình huống xảy ra như sau trong thực tế:

Trung tam ke toan tai thanh hoa Theo thông tư mới nhất thì hóa đơn mau hàng không có hóa đơn GTGT thì xử lý như thế nào?Bài viết sau đây
Trung tam ke toan tai thanh hoa

Tình huống 1: Doanh nghiệp ký kết hợp đồng quảng cáo đối với các doanh nghiệp trong nước.

Chứng từ trong trường hợp này bao gồm:

  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ
  • Hóa đơn GTGT
  • Biên bản nghiệm thu hợp đồng
  • Chứng từ thanh toán: Giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (nếu thanh toán bằng tiền mặt),

giấy báo có (nếu thanh toán qua ngân hàng)

Tình huống 2: Doanh nghiệp ký kết hợp đồng quảng cáo đối với các doanh nghiệp 

nước ngoài (Quảng cáo Facebook, quảng cáo Google Adwords…).

Thông thường, các nhà mạng/nhà quảng cáo quốc tế (không đăng ký thuế tại Việt Nam)

không có Hợp đồng dạng văn bản giấy và Hoá đơn của Việt Nam mà thường có các điều

khoản giao kết ngay trên trang quảng cáo.

Theo đó, nếu khách hàng có nhu cầu quảng cáo, và chấp nhận các quy định về thời gian,

phương thức, mức tiền chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng

,… thì sẽ tiến hành thực hiện (mua) dịch vụ của nhà cung cấp.

Do đó, bộ chứng từ cần thiết để DN được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

  • Tờ trình nhu cầu chạy quảng cáo của bộ phận kinh doanh cần quảng cáo với cấp trên,

kèm theo bản in các điều khoản mà nhà mạng/trang quảng cáo đó đưa ra (giá cả, phương

thức quảng cáo, cách trả tiền, thời gian chạy quảng cáo,…) được Lãnh đạo DN phê duyệt.

  • Biên cáo nghiệm thu của bộ phận kinh doanh hoặc bằng chứng chứng minh quảng cáo

của doanh nghiệp hoàn thành theo hợp đồng trên.

  • Chứng từ thanh toán: Sao kê ngân hàng kèm uỷ nhiệm chi, séc của DN chứng minh việc

DN thanh toán tiền trả cho trang quảng cáo;

  • Tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 78/2014 và số 103/2014).

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách xử lý tình huống mua hàng không có hóa đơn GTGT,

kế toán ATC cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

 ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Trung tam ke toan o thanh hoa

Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

 

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

Đào tạo kế toán ,tin học văn phòng ở Thanh Hóa, Trung tâm dạy kế toán ở Thanh Hóa, Lớp dạy kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán thuế tại Thanh Hóa, Học kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán ở Thanh Hóa.

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).

0961.815.368 0948.815.368 Chat Facebook Chat Zalo