Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa
Thuế GTGT hàng tồn kho là mọt trong những vấn đề gây khó khăn cho nhiều bạn kế toán.
Vậy xử lý VATC cho hàng tồn kho được thực hiện như thế nào? Cùng giải đáp thắc mắc với kế toán ATC trong bài viết dưới đây nhé!
Thuế GTGT hàng tồn kho được xác định thế nào?
Để nắm rõ thuế GTGT hàng tồn kho, chúng ta cùng tìm hiểu từ Luật thuế GTGT như sau.
Trong Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng có nêu rõ:
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Như vậy, về bản chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu, thuế này được cộng vào giá bán hàng hoá,
dịch vụ và do người tiêu dùng cuối cùng trả khi mua, sử dụng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đó.
Đồng nghĩa, doanh nghiệp hay người bán hàng chỉ nộp thuế GTGT thay cho người tiêu dùng.
Nghĩa là khi hàng hoá được mua với thuế VAT đầu vào 10% thì trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp
sẽ được hoàn thuế, khấu trừ thuế GTGT. Tương tự, khi mặt hàng, dịch vụ được giảm thuế còn
8% thì khi xuất hoá đơn, người phải nộp thuế 8% là người tiêu dùng cuối cùng mà không phải doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ có vai trò là người nộp thuế thay cho người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước.
Như vậy, với một số mặt hàng tồn kho, mặc dù thuế VAT đầu vào doanh nghiệp, người bán hàng
đã phải mua với hoá đơn GTGT 10% nhưng thuế suất này đã được khấu trừ, hoàn thuế.
Do đó, khi đầu ra chỉ xuất hoá đơn VAT 8% thì không ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, người bán hàng đó.
Do đó, nếu mặt hàng, dịch vụ của doanh nghiệp, người bán hàng thuộc diện được giảm trừ thuế
VAT xuống còn 8% thì dù hàng tồn kho khi mua đầu vào chịu thuế GTGT 10%, người bán hàng,
doanh nghiệp vẫn phải xuất hoá đơn VAT 8% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Khi xuất hóa đơn sai mức thuế thì làm thế nào?
Bởi một trong những vướng mắc nêu trên, khá nhiều doanh nghiệp, người bán hàng đã xác định sai mặt hàng,
dịch vụ được áp dụng thuế 8% và xuất nhầm thuế suất 10%. Vậy trong trường hợp đó (bao gồm cả thuế
GTGT hàng tồn kho), phải xử lý thế nào? Theo đó, khoản 5 Điều 1 Nghị định 15 quy định:
“Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ
% để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán
và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời
người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua
kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).”
Theo nội dung này, chúng ta có thể hiểu, nếu doanh nghiệp, người bán hàng đã lỡ
xuất hoá đơn GTGT 10% đối với hàng hóa được giảm còn 8% thì có 2 cách bạn có thể thực hiện:
– Cách 1: Lập biên bản ghi rõ sai sót
– Cách 2: Có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
Đồng thời, người bán phải lập hoá đơn điều chỉnh sai sót, giao cho người mua.
Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán điều chỉnh thuế đầu ra đồng thời người mua điều chỉnh thuế đầu vào.
Như vậy, khi lỡ xuất nhầm hoá đơn, để không bị phạt về hành vi trốn thuế, người bán hàng hoặc
các doanh nghiệp cần lập biên bản/thoả thuận ghi rõ sai sót và lập hoá đơn điều chỉnh theo
mức thuế suất đúng theo quy định.
Thủ tục thực hiện giảm thuế VAT còn 8% chi tiết
Trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 15 như sau:
“a) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn giá trị gia
tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất
thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia
tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu
vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
hoc ke toan thuc hanh o Thanh Hoa
- b) Đối với cơ sở kinh doanh quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, khi lập hoá đơn bán hàng
cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi
đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo
số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương
ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”.”
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi viết hóa đơn
giảm thuế VAT, cách thực hiện như sau:
Khi viết hoá đơn giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất ghi 8%.
Việc kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và đầu ra căn cứ vào hóa đơn GTGT theo số
thuế đã giảm được ghi trên hóa đơn VAT.
– Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ %
trên doanh thu khi xuất hóa đơn giảm thuế GTGT
Khi xuất hóa đơn bán hàng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm.
Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu.
Đồng thời ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo
Nghị quyết số 43/2022/QH15”.
hoc ke toan tong hop o Thanh Hoa
– Các điểm cần lưu ý khi viết hóa đơn giảm thuế GTGT còn 8%
Phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp không lập
hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT.
Nếu đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT
chưa được giảm theo quy định thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa
thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và
giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng giảm thuế GTGT đã phát hành hoá đơn dưới hình thức
vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và muốn tiếp tục dùng: Đóng dấu theo giá đã giảm
2% thuế suất GTGT/giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để dùng tiếp.
Đối tượng áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị định 15
“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế
suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
- a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh
bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than),
than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Nghị định này.
- c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này.
- d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này
được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng
tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng.
Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu
khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Trung tâm kế toán ở Thanh Hóa
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này
thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5%
theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá
trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.”
Như vậy, các hàng hóa dịch vụ không nằm trong Khoản 1 Điều 1 của Nghị định 15 thì có thể
áp dụng mức giảm thuế GTGT với nội dung đã được nêu. Ngoài ra, tại Phụ lục I, Phụ lục II,
Phụ lục III cũng nêu rõ các mặt hàng được giảm cùng các lưu ý quan trọng, khi chưa rõ thông
tin chi tiết kế toán viên có thể tải Nghị định 15/2022/NĐ-CP để có thể nghiên cứu kĩ lưỡng
hơn và tránh gặp sai sót.
Trên đây là bài viết hướng dẫn xử lý VAT hàng tồn kho, chúc các bạn ứng dụng thành công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Nơi dạy kế toán tại Thanh Hóa
Trung tam day kế toan thuc te tai Thanh Hoa
Lop dao tao ke toan uy tin o Thanh Hoa
Nơi đào tạo kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Trung tâm kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Đào tạo kế toán ,tin học văn phòng ở Thanh Hóa, Trung tâm dạy kế toán ở Thanh Hóa, Lớp dạy kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán thuế tại Thanh Hóa, Học kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán ở Thanh Hóa.
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Phương pháp hạch toán kế toán dịch vụ spa
Trung tâm kế toán tại thanh hóa Các bạn kế toán đã biết được phương
Cách hạch toán chi phí bảo dưỡng xe ô tô
Hoc kế toán thực hành ở thanh hóa Đối với chi phí bảo dưỡng xe
Công việc của kế toán gara ô tô.
Hoc ke toan o thanh hoa Công việc của kế toán gara ô tô gồm
Hướng dẫn ghi âm bằng máy tính Windows 11
Hoc tin hoc van phong o Thanh Hoa Bạn muốn ghi âm bằng máy tính
Fix lỗi phím Windows không hoạt động trên máy tính Windows 11
Trung tam tin hoc tai thanh hoa Bạn đang gặp tình trạng phím windows không
Đưa icon ứng dụng ra màn hình desktop trên Windows 11
Hoc tin hoc van phong o Thanh Hoa Làm thế nào để đưa icon ứng
Color Filters trên Windows 11 là gì và cách sử dụng?
Hoc tin hoc van phong o Thanh Hoa Bạn đã biết cách sử dụng Color
Kế toán dự án là gì? Công việc chi tiết của kế toán dự án
Hoc kế toán thực hành ở thanh hóa Kế toán dự án là gì? Và