HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm chi tiết

Hoc ke toan o thanh hoa

Nhằm khắc phục những sai sót trong giao dịch sẽ có những hóa đơn điều chỉnh giảm, vậy cách hạch toán những hóa đơn này như thế nào?  Mời bạn tham khảo bài viết sau nhé!

  1. Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm là gì?

Hóa đơn điều chỉnh giảm là cách sửa lỗi trong các giao dịch để đảm bảo tính chính xác và minh bạch cho doanh nghiệp. Khi phát hiện sai sót trong hóa đơn đã phát hành, cả người mua và người bán cần thống nhất lập biên bản điều chỉnh để sửa đổi giá trị hóa đơn.

Học kế toán ở thanh hóa

Các trường hợp thường gặp dẫn đến việc lập hóa đơn điều chỉnh giảm bao gồm hóa đơn GTGT viết sai, chiết khấu thương mại sau khi bán hàng, hoặc giảm giá trị do quyết toán công trình xây dựng, cùng nhiều tình huống tương tự khác.

Theo quy định tại Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, sau khi đã phát hành và chuyển nhượng hóa đơn, thực hiện cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ và khai thuế, nếu xảy ra sai sót, cả người mua và người bán phải thống nhất lập biên lai điều chỉnh để sửa đổi giá trị hóa đơn. Thủ tục điều chỉnh này cần được ghi chép rõ ràng trong tài liệu thỏa thuận. Để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định, người bán phải thực hiện việc hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm một cách chính xác.

2.Những tình huống phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm

Có rất nhiều trường hợp xảy ra hóa đơn điều chỉnh giảm, ví dụ như: phát hiện sai sót trong hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp cung cấp chiết khấu thương mại cho hàng bán, hay cảnh giảm doanh thu do quyết toán của công ty xây dựng…

2.1 Khi phát hiện hóa đơn giá trị gia tăng viết bị sai

Theo quy định tại khoản 3, Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi phát hiện hóa đơn GTGT có sai sót sau khi đã kê khai thuế, hai bên liên quan phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn để sửa đổi sai sót, trong đó người bán cần phát hành hóa đơn điều chỉnh.

Các thông tin thường bị viết sai trên hóa đơn có thể bao gồm:

  • Mã số thuế
  • Ngày tháng năm sinh
  • Tên hàng hóa
  • Đơn vị tính
  • Đơn giá
  • Thuế suất
  • Tiền thuế
  • Thành tiền
  • Số tiền bằng chữ…

2.2 Trường hợp doanh nghiệp bán hàng chiết khấu thương mại

Căn cứ vào khoản 2.5 phụ lục 4 thông tư 39/2019/TT-BTC quy định:

Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc kỳ chiết khấu hàng bán thì doanh nghiệp được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền và tiền thuế điều chỉnh.

Theo quy định của Thông tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm. Tuy nhiên, theo quy định tại mục e, khoản 1, Điều 7 của Thông tư 78/2021/TT-BTC, nếu giá trị trên hóa đơn có sai sót, có thể sử dụng dấu âm để điều chỉnh giảm phù hợp với thực tế cần điều chỉnh.

2.3 Trường hợp giảm vì quyết toán công ty xây dựng

Trong trường hợp công trình xây dựng đã được quyết toán nhưng sau đó cơ quan thẩm quyền kiểm tra lại và thay đổi giá trị được thanh toán, có hai trường hợp cụ thể như sau:

Học kế toán ở thanh hóa Nhằm khắc phục những sai sót trong giao dịch sẽ có những hóa đơn điều chỉnh giảm, vậy cách hạch toán những
Hoc ke toan o thanh hoa
  • Nếu quyết toán làm tăng giá trị được thanh toán, bên B sẽ phát hành hóa đơn cho phần tăng thêm này và cả hai bên sẽ hạch toán như bình thường.
  • Trường hợp giảm giá trị được thanh toán, bên B sẽ lập hóa đơn điều chỉnh giảm và cả hai bên cũng sẽ thực hiện hạch toán tương tự như khi giảm giá hàng bán sau khi hàng đã được nhập.

Vì vậy, đối với trường hợp thứ hai, doanh nghiệp cần thực hiện việc lập hóa đơn điều chỉnh giảm để điều chỉnh số liệu kế toán phù hợp.

3.Hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm

3.1 Chiết khấu thương mại và giảm giá bán hàng

Cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm đối với bên bán

Khi hàng hóa đã bán được giảm giá hoặc chiết khấu thương mại cho khách hàng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc diện thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán hạch toán:

  • Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)
  • Có TK 111, 112, 131,…

Đối với việc điều chỉnh giảm doanh thu do trả lại hàng bán hoặc chiết khấu thương mại:

  • Nếu áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133, sẽ ghi Nợ TK 511.
  • Nếu áp dụng theo thông tư 200, sẽ ghi Nợ TK 521.

Cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm đối với bên mua

Đối với khách hàng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp sẽ ghi:

  • Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)
  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Thuế GTGT đầu ra được giảm)
  • Có TK 111, 112, 131,…

3.2 Hàng bán bị trả lại

Khi hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm đối với hàng bị trả lại, nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Nợ TK 155 – Thành phẩm
  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Nếu hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

  • Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa)
  • Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm)
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng hóa

Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp ghi:

  • Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)
  • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (thuế GTGT hàng bị trả lại)
  • Có TK 111, 112, 131,…

Nếu hàng hóa không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

  • Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại
  • Có TK 111, 112, 131,…

Chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại được ghi:

  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Có TK 111, 112, 141, 334,…

3.3 Kết chuyển cuối kỳ

Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

  • Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trên đây là phương pháp hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm, kế toán ATC chúc các bạn thành thạo nghiệp vụ nhé!

Học kế toán ở thanh hóa Nhằm khắc phục những sai sót trong giao dịch sẽ có những hóa đơn điều chỉnh giảm, vậy cách hạch toán những
Học kế toán ở thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Hoc ke toan o thanh hoa Nhằm khắc phục những sai sót trong giao dịch sẽ có những hóa đơn điều chỉnh giảm, vậy cách hạch toán
Hoc ke toan tai thanh hoa

Nơi dạy kế toán tốt nhất tại Thanh Hóa

Nơi dạy kế toán tốt nhất ở Thanh Hóa

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

Đào tạo kế toán ,tin học văn phòng ở Thanh Hóa, Trung tâm dạy kế toán ở Thanh Hóa, Lớp dạy kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán thuế tại Thanh Hóa, Học kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán ở Thanh Hóa.

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).

0961.815.368 0948.815.368 Chat Facebook Chat Zalo