lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa
Tạm ứng lương sẽ có quy trình như thế nào? Những đối tượng nào sẽ được tạm ứng?
Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này nhé!
-
Tạm ứng lương là gì?
Tạm ứng lương là hình thức DOANH NGHIỆP, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
NHẬN TRƯỚC MỘT PHẦN HOẶC TOÀN BỘ TIỀN LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN THANH TOÁN LƯƠNG.
-
Quy định của pháp luật về tạm ứng lương
Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định rõ ràng về vấn đề trả lương nhân viên ở các doanh nghiệp.
Đồng thời, Bộ Luật cũng nêu vấn đề tạm ứng lương cho nhân viên. Những người lao động có nhu cầu
riêng cần sử dụng tiền trước thời hạn trả lương có thể thỏa thuận với chủ lao động để được tạm ứng
một phần lương của mình.
Tạm ứng lương cho nhân viên phụ thuộc vào hình thức và quy định riêng của mỗi doanh nghiệp.
Tuy nhiên bắt buộc phải dựa trên cơ sở pháp lý là:
- Bộ luật Lao động 2019
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Người lao động được phép ứng tiền lương theo đúng quy định của pháp luật
2.1 Về các trường hợp được tạm ứng lương
Theo điều 101, Bộ luật Lao động 2019:
- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
- Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày
người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá
01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao
động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
- Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, có thể tóm tắt lại: người lao động được ứng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động,
trong thời gian tạm nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân, khi nghỉ hằng năm. Những ngày nghỉ hằng năm
ở đây là nghỉ nguyên lương và các ngày nghỉ lễ khác.
Việc tạm ứng tiền lương cho nhân viên phải được thực hiện dựa trên cơ sở đồng thuận giữa nhân viên và
chủ doanh nghiệp với các thỏa thuận về thời gian, mức lương, trường hợp xử lý vi phạm cụ thể nếu có.
2.2 Về hạn mức ứng lương
Mức lương tạm ứng cho nhân viên cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như thỏa thuận, số ngày nghỉ, khối lượng công việc
Trường hợp 1:
Ứng lương theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
- Mức lương, thời gian, điều kiện tạm ứng do hai bên tự thỏa thuận với nhau.
- Số tiền lương tạm ứng theo thỏa thuận sẽ không bị tính lãi.
Trường hợp 2:
Người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên
- Mức tiền lương tạm ứng cho nhân viên ở trường hợp trên sẽ cần căn cứ vào số ngày thực tế họ
phải nghỉ việc nhưng tối đa không quá một tháng lương. Người lao động phải hoàn lại số tiền lương tạm ứng
cho doanh nghiệp sau khi hoàn thành công việc.
- Ở trường hợp này, chúng ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp chỉ phải tạm ứng tiền lương cho nhân
- viên trong trường hợp nhân viên nghỉ tạm thời và chắc chắn sẽ quay lại công ty trong tháng đó.
- Còn trường hợp nhân viên nghỉ dài hạn như đi nghĩa vụ quân sự thì doanh nghiệp không có nghĩa
vụ cho tạm ứng vì khi đó, nhân viên được nhà nước đảm bảo chế độ sinh hoạt, ăn uống từ ngân sách có sẵn.
Trường hợp 3:
Người lao động bị tạm đình chỉ công tác
Theo quy định tại Điều 128, người lao động sẽ được tạm ứng 50% tiền lương trước thời hạn đình chỉ. Nếu nhân viên bị xử lý kỷ luật lao động sau khi nhận tạm ứng cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng trước đó. Trường hợp nhân viên không bị xử lý kỷ luật lao động thì được trả đủ lương cho thời gian bị tạm đình chỉ.
Trường hợp 4:
Nghỉ hàng năm
-
8 Bước tạm ứng lương cho nhân viên
Bước 1:
Người lao động lập giấy Đề nghị tạm ứng
Bước đầu tiên trong quy trình tạm ứng lương là nhân viên cần lập giấy Đề nghị tạm ứng, ghi đúng, đầy đủ các nội dung để làm cơ sở gửi tới phòng chức năng.
Bước 2:
Nhân viên trình trưởng phòng Giấy đề nghị tạm ứng
Sau khi hoàn thiện xong mẫu giấy, nhân viên phải xin ý kiến của trưởng bộ phận của mình trước tiên. Nếu được đồng ý, trưởng phòng sẽ ký vào giấy, phê duyệt yêu cầu.
Bước 3:
Trình giám đốc ký duyệt tạm ứng
Sau khi trưởng phòng duyệt, nhân viên tiếp tục trình lên giám đốc để xem xét và ký duyệt nguyện vọng.
Bước 4:
Chuyển kế toán thanh toán viết phiếu chi
Kế toán sẽ hành động khi đơn tạm ứng của người lao động đã được giám đốc phê duyệt. Nhiệm vụ của kế toán là kiểm tra tính đúng đắn của thông tin khai trên giấy đề nghị tạm ứng, sau đó viết phiếu chi tạm ứng và ký tên người lập phiếu. Mẫu phiếu chi tạm ứng mà kế toán viết cũng có quy định sẵn trong pháp luật – Mẫu số 02-TT theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Bước 5:
Kế toán trưởng duyệt chi
Kế toán thanh toán làm nhiệm vụ viết phiếu chi xong sẽ cần chuyển Kế toán trưởng kiểm tra lại và ký duyệt
Bước 6:
Trình Giám đốc duyệt chi
Sau khi kế toán trưởng ký giấy, kế toán thanh toán chuyển phiếu chi để trình giám đốc ký duyệt một lần nữa
Bước 7:
Thủ quỹ chi tiền cho nhân viên
Thủ quỹ sẽ căn cứ vào phiếu chi có đầy đủ chữ ký của: nhân viên có nguyện vọng tạm ứng, kế toán thanh toán, kế toán trưởng và giám đốc để chi số tiền đề nghị đã được phê duyệt cho nhân viên.
Bước 8:
Hạch toán kế toán và lưu trữ chứng từ
Kế toán cần lưu lại các chứng từ, đơn đề nghị vào sổ sách theo đúng đối tượng. Giấy tờ cần lưu trữ gồm có: đơn đề nghị tạm ứng, phiếu chi tạm ứng với đầy đủ nội dung, chữ ký của các bên liên quan.
- Các phát sinh trong quá trình tạm ứng lương
Nếu đến cuối kỳ, người lao động chi không hết số tiền được tạm ứng thì có thể xử lý theo hai trường hợp sau:
(1) Hoàn ứng lại số tiền còn thừa (trong trường hợp còn phát sinh tạm ứng với đối tượng này).
(2) giữa lại để sang kỳ sau để bù trừ tiếp.
Nếu cuối kỳ, người lao động chi quá số tạm ứng thì:
(1) Tiếp tục xin tạm ứng vào kỳ sau (trong trường hợp tiếp tục phát sinh tạm ứng với đối tượng này).
(2) Hoặc có thể chuyển số dư sang kỳ sau để tiếp tục bù trừ.
Trên đây là quy trình tạm ứng, kế toán ATC hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu dụng cho bạn đọc.
Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Lop day ke toan hang dau tai Thanh Hoa
Trung tam day kế toan uy tin tai Thanh Hoa
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Đào tạo kế toán ,tin học văn phòng ở Thanh Hóa, Trung tâm dạy kế toán ở Thanh Hóa, Lớp dạy kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán thuế tại Thanh Hóa, Học kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán ở Thanh Hóa.
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Cách xóa gạch đỏ trong Powerpoint đơn giản nhất.
Trung tâm tin học ở thanh hóa Gạch đỏ trong powerpoint làm bạn khó chịu,
Cách thêm hàng trong Excel 2010 bạn đã biết chưa
Học tin học tại thanh hóa Bài viết này dành cho bạn mới làm quen
Cách khắc phục lỗi mở file Excel màn hình trắng cực đơn giản
Hoc tin hoc van phong o Thanh Hoa File excel của bạn đang bị trắng
Cách chèn ảnh động vào PowerPoint cực dễ dàng
Hoc tin hoc van phong o Thanh Hoa Để bài thuyết trình của bạn trở
Công việc của kế toán bảo hiểm y tế là gì?
Trung tam ke toan tai thanh hoa Công việc của kế toán bảo hiểm y
Cách hạch toán thuế vãng lai
Hoc ke toan o thanh hoa Bài viết hôm nay hãy cùng ATC tìm hiểu
Cách hạch toán hàng mẫu hàng khuyến mãi không thu tiền
Hoc ke toan o thanh hoa Bạn đã biết cách hạch toán hàng mẫu hàng
Các cách sửa lỗi Microsoft Office Excel has stopped working
Trung tam tin hoc tai thanh hoa Máy tính của bạn đang gặp lỗi has