trung tâm đào tạo kế toán ở thanh hóa
Lao động nữ có chế độ và quyền lợi như thế nào năm 2023? Bài viết hôm nay kế toán ATC
xin thông tin đến bạn đọc nhé!
-
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
– Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh
mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.
Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai
được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
+ Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào
thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có
thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực
tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong
một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người
+ Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản
này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc
và nhu cầu của lao động nữ;
+ Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý
để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản
này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong
thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
– Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
+ Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày
60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn
được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
+ Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản
này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp
với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
+ Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng
ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản
này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm
trong thời gian được nghỉ.
– Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều
kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải
lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
– Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng
tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao
động thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Theo điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
-
Bảo vệ thai sản
– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm
thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
+ Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo;
+ Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
– Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và
nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử
dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm
việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi
con dưới 12 tháng tuổi.
– Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng
tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm
dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền
và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi
con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
– Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi
con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ
vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo điều 137 của Bộ Luật lao động số: 45/2019/QH14
-
Nghỉ thai sản
– Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước
khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ
được nghỉ thêm 01 tháng.
– Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội.
– Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng
lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
– Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được
04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức
khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do
người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động
nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo điều 139 của Bộ Luật lao động số: 45/2019/QH14
-
Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản
Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy
định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật lao động mà không bị cắt giảm tiền lương
và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người
sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương
trước khi nghỉ thai sản.
Theo điều 140 của Bộ Luật lao động số: 45/2019/QH14
-
Trợ cấp trong thời gian chăm sóc con ốm đau, thai sản và thực hiện
các biện pháp tránh thai
Thời gian nghỉ việc khi chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai
chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, triệt sản, người lao động được hưởng
trợ cấp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo điều 141 của Bộ Luật lao động số: 45/2019/QH14
-
Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao
động nữ mang thai
– Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
– Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động
thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian
tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Theo điều 138 của Bộ Luật lao động số: 45/2019/QH14
-
Đối với Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản
và nuôi con
– Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được ban
hành tại Phụ lục kèm theo thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
+ Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng
xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công
việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi
con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí
làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh
lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh
hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
-
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
– Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng,
bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
– Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên
quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
– Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
– Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo
cho người lao động.
Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ,
hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo đối với người lao động có con trong
độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền hoặc hiện vật. Người sử dụng lao động quyết định mức và
thời gian hỗ trợ sau khi trao đổi, thảo luận với bên người lao động thông qua đối thoại tại nơi
làm việc quy định tại Điều 63, Điều 64 của Bộ luật Lao động và Chương V Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
Trên đây là quyền lợi và chế độ đối với lao động nữ năm 2023, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Hoc ke toan thuc te o thanh hoa
Hoc ke toan thuc te tai thanh hoa
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Đào tạo kế toán ,tin học văn phòng ở Thanh Hóa, Trung tâm dạy kế toán ở Thanh Hóa, Lớp dạy kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán thuế tại Thanh Hóa, Học kế toán thực hành tại Thanh Hóa, Học kế toán ở Thanh Hóa.
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Cách hạch toán hàng mẫu hàng khuyến mãi không thu tiền
Hoc ke toan o thanh hoa Bạn đã biết cách hạch toán hàng mẫu hàng
Các cách sửa lỗi Microsoft Office Excel has stopped working
Trung tam tin hoc tai thanh hoa Máy tính của bạn đang gặp lỗi has
Cách chuyển file PDF sang Excel giữ nguyên định dạng nhanh nhất
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Muốn chuyển file PDF sang excel giữ
Hướng dẫn fix lỗi ứng dụng không phản hồi trên laptop
Hoc tin hoc van phong o Thanh Hoa Bạn bực mình vì lỗi không phản
Phương pháp hạch toán kế toán dịch vụ spa
Trung tâm kế toán tại thanh hóa Các bạn kế toán đã biết được phương
Cách hạch toán chi phí bảo dưỡng xe ô tô
Hoc kế toán thực hành ở thanh hóa Đối với chi phí bảo dưỡng xe
Công việc của kế toán gara ô tô.
Hoc ke toan o thanh hoa Công việc của kế toán gara ô tô gồm
Hướng dẫn ghi âm bằng máy tính Windows 11
Hoc tin hoc van phong o Thanh Hoa Bạn muốn ghi âm bằng máy tính